Khái quát Kích cầu

Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp.[1][2]

Kích cầu đôi khi còn được gọi là chính sách Keynes vì biện pháp này tác động tới tổng cầu. Trong cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, John Maynard Keynes cũng nhắc đến việc "chi tiêu thâm hụt" khi cần thiết để giúp nền kinh tế khỏi suy thoái. Tư tưởng của Keynes là nếu cần, chính phủ có thể chi tiêu ngân sách mạnh đến mức dẫn tới thâm hụt cả ngân sách nhà nước để kích thích tổng cầu.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kích cầu http://www.dimensional.com/famafrench/2009/01/bail... http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?... http://www.ft.com/cms/s/3b3bd570-bc76-11dc-bcf9-00... http://krugman.blogs.nytimes.com/2009/01/27/a-dark... http://delong.typepad.com/sdj/2009/01/time-to-bang... http://www.brookings.edu/~/media/Files/rc/papers/2... http://faculty.chicagobooth.edu/john.cochrane/rese... http://www.economics.harvard.edu/faculty/mankiw/fi... http://belfercenter.ksg.harvard.edu/publication/18... http://www.stanford.edu/group/scspi/pdfs/pathways/...